Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản với tinh thần trách nhiệm cao, đã trải qua hàng nghìn hợp đồng sửa chữa điện lạnh dưới dự giám sát chặt chẽ của nhân viên quản lý chuyên nghiệp,chúng tôi xin cam kết sẽ giúp quý khách hàng sửa chữa , bảo dưỡng một cách nhanh chóng và đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Dịch vụ sửa chữa điện lạnh ABC luôn đặt các tiêu chí: nhanh gọn, uy tín, chất lượng và giá rẻ lên hàng đầu.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Cách thức tìm hiểu về tốc độ chụp trong nhiếp ảnh kỹ thuật số



Tốc độ chụp (Shutter Speed) trong máy ảnh số

Trong nhiếp ảnh phim truyền thống, tốc độ chụp (Shutter Speed) là độ lâu của thời gian mà phim được tiếp xúc với cảnh đang được chụp. Tương tự như vậy, tốc độ chụp trong nhiếp ảnh kỹ thuật số cũng là thời gian mà cảm biến ảnh thu nhận cảnh đang được chụp, đó chính là thời gian máy ảnh mở màn trập để thu nhận ảnh.
  • Trong hầu hết trường hợp bạn thường sử dụng tốc độ chụp là 1/60 giây hay nhanh hơn. Điều này là vì nếu chụp tốc độ thấp hơn ảnh sẽ dễ bị nhòe do máy ảnh rung khi màn trập mở và đóng.
  • Tốc độ chụp được đo bằng giây, trong đa số trường hợp là một phần của giây. Mẫu số lớn hơn sẽ có tốc độ chụp cao (nhanh) hơn (thí dụ 1/100 sẽ nhanh hơn 1/30).
  •  
  • Tốc độ chụp trong máy ảnh thường có sẵn các bước thiết lập thông số với giá trị tăng gấp đôi, chẵn hạn như 1/500, 1/250, 1/125, 1/60, 1/30, 1/15, 1/8,... Việc sử dụng các giá trị tăng/giảm gấp đôi này là để giúp thuận tiện trong việc ghi nhớ thiết lập khẩu độ để tăng gấp đôi số lượng ánh sáng, chẵn hạn khi tăng tốc độ chụp lên một mức thì cũng cần giảm khẩu độ đi một mức để có được tấm ảnh có độ phơi sáng như nhau.
  • Một số máy ảnh cũng cung cấp các lựa chọn tốc độ chụp rất chậm mà không phải là một phần của giây, chẵn hạn như 1 giây, 10 giây, 30 giây,...). Đây là những tốc độ được dùng trong trường hợp ánh sáng rất thấp, khi sử dụng các hiệu ứng đặc biệt hoặc khi đang cố gắng đưa nhiều chuyển động vào trong một khung ảnh. Một số máy ảnh còn cung cấp tuy chọn tốc độ B (hoặc Buld), chế độ này cho phép chọn tốc độ chụp bao lâu tùy thuộc vào việc nhấn và giữ nút chụp.
  • Nếu sử dụng tốc độ chụp thấp (chậm hơn 1/60) bạn sẽ phải cần đến giá đỡ 3 chân hoặc một số kỹ thuật giúp ổn định hình ảnh (image stabilization) ngày càng được phát triển và tích hợp vào các máy ảnh số.
  • Để đóng băng một chuyển động trong ảnh chụp, bạn sẽ cần một tốc độ chụp nhanh hơn và nếu muốn tạo cảm giá chuyển động trong ảnh chụp bạn sẽ chọn tốc độ chụp chậm hơn. Tốc độ thự tế cần thay đổi sẽ tùy thuộc vào tốc độ của chủ thể cần chụp và việc bạn muốn nó mờ (di chuyển) như thế nào.
  • Khi xem xét để chọn tốc độ khi chụp một tấm ảnh, bạn nên luôn tự hỏi chủ thể cần chụp chuyển động ra sao và làm thế nào để nắm bắt được chuyển động đó. Nếu chủ thể chuyển động bạn có sự lựa chọn chụp "đóng băng" nó (trông như đang đứng yên) hoặc vẫn giữ cho nó chuyển động để cố ý làm mờ (trông như đang chuyển động).
  • Chuyển động không phải lúc nào cũng xấu. Ví du khi bạn chụp ảnh thác nước và muốn thể hiện thác nước này chảy nhanh như thế nào, khi chụp ảnh một chiếc xe đua và muốn cho người xem cảm nhận được tốc độ của nó hoặc khi chụp các ngôi sao trên bầu trời và muốn xem chúng di chuyển như thế nào trong một khoảng thời gian dài,... trong các trường hợp này thì chụp tốc độ thấp (chậm) là lựa chọn hay nhất. Tuy nhiên bạn phải lưu ý là cần có một giá đỡ ba chân (Tripod) nếu không khi chụp ảnh sẽ bị nhòe do chuyển động của chính máy ảnh (ảnh nhòe này sẽ khác so với nhòe do sự chuyển động của chủ thể cần chụp).

Độ dài tiêu cự (Focal Length) và tốc độ chụp

 

  • Bạn không nên nghĩ rằng tốc độ chụp có thể được sử dụng riêng mà không cần quan tâm đến hai yếu tố khác trong tam giác phơi sáng (Khẩu độ và độ nhạy sáng). Khi thay đổi tốc độ chụp, bạn cũng cần phải thay đổi một hoặc cả hai yếu tố khác để bù đắp cho nó. Ví dụ nếu tăng tốc độ chụp lên một mức (từ 1/125 lên 1/250) là bạn đang giảm một nửa ánh sáng, để bù đắp cho việc này có thể bạn cần phải tăng khẩu độ lên một mức (ví dụ từ f16 lên f11). Các thay đổi khác có thể được chọn là tăng độ nhạy sáng (ISO) lên cao hơn (ví dụ từ ISO 100 lên ISO 400).
  • "Qui tắc ngón tay cái" dùng để sử dụng đối với chiều dài tiêu cự (trong các tình huống không có tính năng ổn định hình ảnh) là chọn một tốc độ chụp với mẫu số lớn hơn chiều dài tiêu cự của ống kính. Ví dụ nếu bạn có ống kính là 50mm thì chụp tốc độ 1/60 là tốt nhưng nếu có ống kính 200mm có thể bạn sẽ phải chụp ở tốc độ 1/250.
  • Một yếu tố khác cần xem xét khi chọn tốc độ chụp là độ dài tiêu cự của ống kính mà bạn đang sử dụng. Độ dài tiêu cự lớn sẽ bị ảnh hưởng nhiều do rung tay và bạn cần phải chọn một tốc độ chụp cao hơn (trừ khi máy ảnh của bạn có tính năng ổn định hình ảnh).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét