Gần đây, những ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí thông qua Wi-Fi
hay 3G giữa các smartphone như WhatsApp, Viber, Line… được sử dụng rộng
rãi. Người dùng chỉ cần truy cập App Store hay Google Play để tải về
những ứng dụng này và sử dụng nó một cách dễ dàng. Mới đây nhất, Zalo đã
lên kệ ứng dụng trên App Store, Google Play, Nokia Store và trong thời
gian rất ngắn, Zalo đã chiếm giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng những
ứng dụng hot nhất mục Social Network (MXH di động) của kho ứng dụng
Apple.
Để tạo sự khác biệt và có được lòng tin với người dùng Việt, đội ngũ
Zing Mobile gồm hơn 40 kỹ sư, nhiều người có kinh nghiệm làm việc ở Mỹ,
Anh, Nhật cho các công ty công nghệ lớn như Microsoft, Samsung, HTC… đã
nỗ lực suốt 12 tháng để phát triển Zalo trên tất cả các nền tảng điện
thoại phổ biến (iOS, Android, và Nokia). Ngoài ra, những nhân sự ưu tú
nhất đến từ nhiều phòng ban khác nhau của Zing cũng được tập hợp lại để
giúp Zalo trong các khâu phân phối, tiếp thị, quảng bá và vận hành sản
phẩm.
Tuy nhiên, Zalo đã đạt tới mức 1 triệu người dùng vào cuối tháng
2/2013 và đang nỗ lực để có thể “phủ sóng” 50% tổng số điện thoại thông
minh trên thị trường (dự báo Việt Nam sẽ có khoảng 8 triệu thiết bị chạy
2 hệ điều hành iOS và Android vào cuối năm 2013).
Trước mắt là “trận chiến” cạnh tranh đầy khó khăn, ông Vương Quang
Khải, Phó tổng giám đốc VNG cho biết: VNG xác định thị trường di động
nói chung và nhắn tin thoại nói riêng là hướng chiến lược trong thời
gian tới. Vì thế, VNG đã đầu tư rất công phu cho sản phẩm này. Zalo sẽ
liên tục cải thiện sản phẩm, lắng nghe phản hồi của người dùng và nghiên
cứu phát triển tính năng mới. Về mặt chất lượng, một ứng dụng kết nối
như Zalo luôn cần tối ưu chất lượng gửi và nhận tin nhắn bất chấp rào
cản về hạ tầng mạng của Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó,
những tiêu chuẩn về tiết kiệm pin, bộ nhớ, băng thông sử dụng… cũng sẽ
được đảm bảo tốt nhất.
Cạnh tranh quyết liệt
Thế nhưng, Zalo vẫn không tránh khỏi việc cạnh tranh với các ứng dụng
tên tuổi khác. Đây cũng là cuộc chiến khó khăn của các doanh nghiệp
trong nước khi phải đối đầu trực tiếp với các những tập đoàn công nghệ
lớn hiện đai, đầy kinh nghiệm và năng lực tài chính đến từ các thị
trường phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…
Zalo được định hướng thiết kế phù hợp nhất với môi trường Việt Nam,
các kỹ sư phần mềm của VNG đã tối ưu sản phẩm để có thể hoạt động tốt
ngay cả trên môi trường mạng yếu như 2G hay 2,5G. Zalo cũng chạy tốt
không chỉ trên những điện thoại thông minh (smartphone) mà ở tất cả các
dòng điện thoại khác. Do toàn bộ đội ngũ kỹ thuật cũng như vận hành của
Zalo đều là người Việt, nên ứng dụng này “nghe” được phản hồi của người
dùng để cải thiện sản phẩm một cách nhanh nhất, đáp ứng nhu cầu của thị
trường… đây chính là một trong những khác biệt của ứng dụng Việt so với
các ứng dụng nước ngoài.
Có thể nói, WhatsApp, Viber, Line… đã định vị được tính năng hữu dụng
đối với người dùng smartphone, như Viber – gọi điện miễn phí, WhatsApp –
nhắn tin miễn phí, Line hấp dẫn nhờ các sticker… Trong đó, người dùng
đã từng tỏ ra hài lòng với Viber nhưng thực tế gần đây, ứng dụng này
đang “ế ẩm” vì độ trễ của tin nhắn, cuộc gọi đôi khi khó có thể kết nối.
Nắm bắt xu thế này VNG đã ra mắt ứng dụng Zalo, dành cho việc trò
chuyện và nhắn tin trên di động. Khi đăng nhập, Zalo yêu cầu người dùng
sử dụng số điện thoại cá nhân hoặc tài khoản Zing, Facebook để liên kết
với bạn bè. Ngoài các tính năng cơ bản như nhắn tin bằng dòng text,
giọng nói, hình vẽ, chia sẻ ảnh… thì thế mạnh của Zalo còn là tin nhắn
thoại, là một điểm khá mới mẻ và thú vị, nhất là với giới trẻ.
Các tin bài khác:
>>Thông tin vê siêu thuốc GALI CK-33B (3.3L)
>>Thông tin Intel ‘chấm dứt’ kỷ nguyên PC
>>Thông tin vê sản phẩm lò vi sóng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét