Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản với tinh thần trách nhiệm cao, đã trải qua hàng nghìn hợp đồng sửa chữa điện lạnh dưới dự giám sát chặt chẽ của nhân viên quản lý chuyên nghiệp,chúng tôi xin cam kết sẽ giúp quý khách hàng sửa chữa , bảo dưỡng một cách nhanh chóng và đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Dịch vụ sửa chữa điện lạnh ABC luôn đặt các tiêu chí: nhanh gọn, uy tín, chất lượng và giá rẻ lên hàng đầu.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Cách thức sử dụng chế độ chụp ưu tiên tốc độ và khẩu độ của máy ảnh số



Trong bài viết này, chúng ta sẽ tạm thời từ bỏ chế độ tự động (Auto) để xem xét các yếu tố phơi sáng ảnh khác của máy ảnh số. Chúng ta đã biết về khẩu độ, tốc độ chụp và ISO của máy ảnh số, và cũng đã khám phá được những hiệu quả khi thay đổi các thông số của chúng.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét về lý thuyết khi thay đổi các yếu tố này bằng cách cách sử dụng hai chế độ chụp mà nhiều máy ảnh số được trang bị, hai chế độ này là ưu tiên khẩu độ và ưu tiên tốc độ. Đây là bước đầu tiên cần biết khi từ bỏ chế độ tự động sang chế độ chỉnh tay.
Chúng ta đã biết ba yếu tố và ảnh hưởng của chúng với nhau trong tam giác phơi sáng. Đây là trường hợp thường gặp với khẩu độ và tốc độ. Chẳng hạn khi giảm khẩu độ (tăng độ mở của ống kính lớn hơn) bạn sẽ làm tăng lượng ánh sáng vào cảm biết ảnh. Bạn sẽ nhận được kết quả tương tự khi chụp với tốc độ chậm hơn.

Chế độ ưu tiên khẩu độ (Aperture Priority Mode)

(Thường trên màn hình sẽ hiển thị biểu tượng là A hoặc Av khi được chọn)
Trong chế độ này, bạn sẽ tự chọn các thông số về khẩu độ để chụp theo ý của mình còn máy ảnh sẽ quyết định các thông số về tốc độ chụp cho phù hợp với điều kiện mà bạn đang chụp.

Các chế độ ưu tiên trong máy ảnh số

Ưu tiên khẩu độ và ưu tiên tốc độ là chế độ bán tự động. Chúng cho phép bạn thay đổi các thiết lập tùy chỉnh nhưng vẫn đàm bảo độ phơi sáng tốt bởi vì máy ảnh đã tự điều chỉnh các thiết lập khác.

Khi nào sẽ sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ?

Nếu bạn đã xem bài viết về khẩu độ thì sẽ thấy tác dụng chính của nó là làm thay đổi độ sâu trường ảnh - Depth of Field (DOF), cho nên hầu hết mọi người đều sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ khi muốn chụp trong trường hợp này. Nếu muốn có độ sâu trường ảnh cạn (như ảnh trong hình bên phải, chỉ có cành hoa là rõ nét còn các tiền cảnh và hậu cảnh đều bị mờ). Trong trường hợp này cần phải chọn khẩu độ lớn (ví dụ chọn f/1.4 như trong hình) và để cho máy tự chọn tốc độ chụp thích hợp. Nếu muốn một hình ảnh rõ nét toàn bộ thì hãy chọn khẩu độ nhỏ hơn (ví dụ chọn f/22) và để cho máy ảnh tự chọn tốc độ chụp thích hợp (thường chậm hơn)
Khi lựa chọn khẩu độ, hãy ghi nhớ rằng máy ảnh sẽ tự lựa chọn tốc độ chụp nhanh hoặc chậm hơn và có một cột mốc của tốc độ chụp cần chú ý phải giữ yên tay cầm máy sau khi nhấn nút chụp (thường là khoảng 1/60). Một khi tốc độ chụp chậm hơn mức này bạn có thể phải cần đến giá đỡ ba chân (Tripod). Ngoài ra nếu bạn chụp một đối tượng đang di chuyển thì tốc độ chụp chậm sẽ làm cho ảnh của bạn bị mờ.

Chế độ ưu tiên tốc độ (Shutter Priority Mode)

(Thường trên màn hình sẽ hiển thị biểu tượng là Tv hoặc S khi được chọn)
Trong chế độ chụp này, bạn sẽ chọn tốc độ muốn chụp và máy ảnh sẽ lựa chọn khẩu độ thích hợp để ảnh chụp có độ phơi sáng tốt.

Khi nào sẽ sử dụng chế độ ưu tiên tốc độ?

Trong bài viết về tốc độ chụp có nói đến việc thay đổi tốc độ chụp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các chuyển động khi chụp ảnh.
  • Hãy nhớ rằng khi máy ảnh lựa chọn khẩu độ khác nhau, nó sẽ ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh (DOF). Có nghĩa là nếu chọn tốc độ chụp nhanh để chụp một chủ thể đang chuyển động thì sẽ có một độ sâu trường ảnh cạn.
  • Nếu thay vào đó bạn muốn chụp hình chiếc xe nhưng vẫn muốn giữ lại các chuyển động mờ để tảo cảm giác chiếc xe đang chạy nhanh. Lúc này bạn sẽ chọn tốc độ chụp chậm hơn (như trong ảnh ví dụ dưới đây có tốc độc chụp là 1/125) và máy ảnh sẽ chọn khẩu độ nhỏ hơn.
  • Chẳng hạn khi chụp ảnh một chiếc xe đua, muốn lấy nét toàn bộ cảnh mà không bị mờ bất cứ chi tiết nào thì sẽ phải chọn tốc độ chụp nhanh (ví dụ 1/2000 như trong hình dưới đây) và máy ảnh sẽ xem xét lượng ánh sáng hiện tại để thiếp lập khẩu độ thích hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét